Ngày 20/4, lớp thạc sĩ Quản trị Kinh doanh đã cùng nhau tìm hiểu môn Quản trị chiến lược dưới sự hướng dẫn của giảng viên – TS. Nguyễn Thị Việt Hà.
Mục tiêu của môn học Quản trị chiến lược
Học phần đề cập đến các nội dung phân tích thị trường, các công cụ hoạch định và lựa chọn chiến lược kinh doanh, triển khai chiến lược kinh doanh nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Mục tiêu tổng quát của học phần này nhằm phát triển khả năng của người học trong việc xây dựng, lựa chọn và triển khai chiến lược kinh doanh thích hợp cho doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể:
Hiểu và thực hiện được phân tích thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu;
Hiểu và sử dụng được các công cụ phân tích và hoạch định chiến lược;
Hiểu và vận dụng được những chiến lược kinh doanh phù hợp với thực tiễn của từng giai
đoạn kinh doanh;
Hiểu và lập kế hoạch triển khai chiến lược kinh doanh cụ thể trong từng giai đoạn.
Nội dung của môn học Quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược (strategic management) là nhiệm vụ hàng đầu của bất kỳ quản trị viên cấp cao nào, đôi khi được giao phó không chỉ cho một cá nhân mà cho cả một tập thể lãnh đạo trong tổ chức, doanh nghiệp. Thuật ngữ này, tuy thường xuyên được sử dụng và bàn luận, nhưng không phải nhà quản trị nào cũng hiểu về nó một cách đúng đắn, dẫn đến khi thực hiện thường mắc những sai lầm, có khi phải trả giá bằng cả sự sống còn của tổ chức, doanh nghiệp.
Môn học Quản trị chiến lược được chia ra thành 4 chuyên đề chính:
Chuyên đề 1: Tổng quan về quản trị chiến lược
Đặc trưng của chiến lược
Quy trình quản trị chiến lược
Những xu hướng quản trị chiến lược
Chuyên đề 2: Phân tích thị trường và xác lập mục tiêu
Phân tích thị trường
Phân tích nội bộ
Xác lập sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu
Chuyên đề 3: Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh
Các dạng chiến lược kinh doanh
Xây dựng chiến lược kinh doanh
Đánh giá và lựa chọn chiến lược kinh doanh
Chuyên đề 4: Triển khai chiến lược kinh doanh
Lập kế hoạch triển khai
Đánh giá và điều chỉnh chiến lược
Tại mỗi buổi học, các học viên sẽ vừa học lý thuyết vừa làm bài tập thực hành, chủ yếu là thuyết trình. Với cách học này, học viên sẽ chủ động hơn với những kiến thức mình thu được trên lớp.
Hi vọng sau buổi học, học viên áp dụng một cách thành thạo kiến thức vào công việc sắp tới của mình.